No Result
View All Result
OHAYO! Trang thông tin điện tử phục vụ người Việt Nam tại Nhật Bản
Trung tâm sự kiện số 1 Chiba
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Học tập
  • Thủ tục
  • Kỹ năng & Đời sống Nhật Bản
  • Mẹ Việt ở Nhật
  • Cơ hội và việc làm
  • Du lịch Nhật Bản
  • Ẩm thực Nhật Bản
OHAYO! Trang thông tin điện tử phục vụ người Việt Nam tại Nhật Bản
No Result
View All Result
Home Kỹ năng & Đời sống Nhật Bản

Tìm hiểu về 敬老の日 – ngày Kính lão ở Nhật Bản

OHAYO: Ở Nhật Bản có một ngày lễ rất đặc biệt để tri ân người cao tuổi - đó chính là ngày lễ Kính lão (敬老の日 - Keirou no hi). Có lẽ, các bạn cũng đang trong kỳ nghỉ này rồi nhỉ? Vậy hãy cùng OHAYO tìm hiểu về ngày lễ này nhé!

Phan Nguyen Anh by Phan Nguyen Anh
2021-10-19
0 0
A A
OHAYO: Cùng tìm kiểu về Ngày lễ Kính lão nào!

OHAYO: Cùng tìm kiểu về Ngày lễ Kính lão nào!

0
SHARES
122
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

 

*”Kính lão” ở đây là kính trọng người cao tuổi, không phải là chiếc kính lão ^^

Danh mục trong bài viết

  • 1. Ngày Kính lão rơi vào lúc nào?
  • 2. Nguồn gốc của ngày Kính lão
  • 3. Người Nhật Bản làm gì trong ngày lễ này?
  • 4. Lịch nghỉ ngày lễ Kính lão năm 2021

1. Ngày Kính lão rơi vào lúc nào?

Ngày Kính lão (敬老の日 – Keirou no hi) là một trong những ngày lễ quốc gia của Nhật Bản. Ngày thứ Hai của tuần thứ 3 tháng 9 hàng năm được chọn là ngày Kính lão. Ngày lễ ngày được tổ chức vào thứ Hai để người Nhật Bản có kỳ nghỉ 3 ngày (thứ Bảy, Chủ nhật và thứ Hai).

Đây là ngày lễ để tri ân những người cao tuổi, dịp để những người con xa nhà trở về quây quần với gia đình hoặc biết ơn và nhớ đến người thân trong gia đình, đặc biệt là ông bà của mình. Đến đây, sẽ có nhiều bạn thắc mắc là từ bao nhiêu tuổi trở lên thì mới là đối tượng được tôn vinh trong ngày lễ này. Thưc ra thì điều này không hề quan trọng mà điều quan trọng và ý nghĩa nhất trong ngày này đó là con cháu bày tỏ tấm lòng mình với thế hệ đi trước, đặc biệt là với ông bà.

OHAYO: Ngày thứ Hai của tuần thứ 3 tháng 9 hàng năm được chọn là ngày Kính lão
OHAYO: Ngày thứ Hai của tuần thứ 3 tháng 9 hàng năm được chọn là ngày Kính lão

2. Nguồn gốc của ngày Kính lão

Không ai nắm rõ nguồn gốc ban đầu của ngày Kính lão, nhưng chúng ta có thể tham khảo một số giả thuyết dưới đây:

 Đầu tiên là truyền thuyết xoay quanh Thái tử Shotoku (574 – 622) – một nhà tư tưởng lỗi lạc. Người ta nói rằng khi Thái tử Shotoku xây dựng chùa Shitennoji ở Osaka, ông đã thiết lập bốn công trình và đặt tên theo tên của chùa. Trong số đó, Viện Hiden (悲田院) được coi là nơi cưu mang cho những người già yếu, nghèo khổ, không nơi nương tựa. Vì Viện Hiden được xây dựng xong vào ngày 15/9 nên có thể người Nhật đã lấy ngày này làm ngày Kính lão.

OHAYO: Thái tử Shotoku
OHAYO: Thái tử Shotoku

 Giả thuyết thứ hai là câu chuyện liên quan đến nữ Thiên hoàng Genshou (元正). Năm 717, Thiên hoàng đã đến thác Yourou (養老) – thác Dưỡng lão ở tỉnh Gifu, nơi được cho là thác nước chữa lành bách bệnh.

Thiên hoàng truyền: “Hãy để thác nước này làm nơi chăm sóc cho người già. Đây chính là nước thánh. Hãy đại xá cho toàn thiên hạ và thay đổi niên hiệu.”

Có lẽ, ngày lễ Kính lão ở Nhật Bản cũng được lấy cảm hứng từ sự kiện Thiên hoàng Genshou đổi niên hiệu từ năm Reiki (霊亀) thứ ba thành năm Yourou (養老) thứ nhất. Thêm vào đó, thác Yourou có một truyền thuyết có liên quan mật thiết đến ngày lễ Kính lão. Đó là câu chuyện về một người con trai hiếu thảo đã lấy nước của thác tuôn ra làm rượu để cho người cha già được uống.

OHAYO: Thác Yourou (養老)
OHAYO: Thác Yourou (養老)

Hai câu chuyện về nguồn gốc của ngày Kính lão đã thể hiện truyền thống kính trọng người già của người Nhật Bản. Đó chính là nguồn gốc của việc tổ chức một ngày lễ vào giữa tháng 9 để tri ân những người cao tuổi trên toàn quốc. Và ngày 15/9 được chọn làm ngày Kính lão.

OHAYO: Có rất nhiều câu chuyện được cho là nguồn gốc của ngày Kính lão ở Nhật Bản
OHAYO: Có rất nhiều câu chuyện được cho là nguồn gốc của ngày Kính lão ở Nhật Bản

Ngày Kính lão hiện nay được cho là có nguồn gốc từ ngày của người lớn tuổi – 年寄りの日 (Toshiyori no hi). Ngày lễ đó được khởi xướng bởi trưởng làng Kadowaki Masao của làng Nomadani thuộc tỉnh Hyogo vào năm 1947, nhằm bày tỏ sự kính trọng và biết ơn với những người lớn tuổi trong làng vì đã có công xây dựng và bảo vệ làng. Khi đó, Toshiyori no hi được chỉ định là ngày 15/9, vì đây là lúc thời tiết mát mẻ và vụ mùa vừa xong nên đây là thời điểm thích hợp để tổ chức tiệc tùng.

Đến năm 1950, Toshiyori no hi bắt đầu phổ biến trên toàn tỉnh Hyogo và từ năm1954 thì ngày này chính thức được xem như là một ngày lễ quốc gia và được tổ chức rộng rãi trên toàn Nhật Bản. Tuy nhiên, vì có nhiều ý kiến xunh quanh cách gọi “Toshiyori no hi” nên ngày này đã được đổi tên thành 老人の日 (Roujin no hi). Năm 1966, một lần nữa ngày Kính lão được đổi tên thành 敬老の日 (Keirou no hi) và đây là cái tên chính thức cho đến thời điểm hiện tại.

Ngày Kính lão được chỉ định là ngày 15/9, tuy nhiên sau khi chế độ “Thứ Hai vui vẻ” (Happy Monday) được thông qua thì ngày này đã chính thức được chuyển sang ngày thứ Hai tuần thứ 3 của tháng 9 từ năm 2003 để tạo thành 3 ngày nghỉ liên tiếp là thứ Bảy, Chủ nhật và thứ Hai (như đã nói ở trên).

3. Người Nhật Bản làm gì trong ngày lễ này?

OHAYO: Có rất nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức trong ngày Kính lão ở Nhật Bản
OHAYO: Có rất nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức trong ngày Kính lão ở Nhật Bản

Thường thì vào ngày này, con cháu sẽ biếu ông bà những món quà để thể hiện tấm lòng của mình. Đó có thể là những món quà đắt tiền, đồ dùng tiện ích cho ông bà, cũng có thể là những món quà tự tay làm như bánh ngọt, quần áo hoặc chỉ đơn giản là mâm cơm quây quần bên gia đình hoặc những lời chúc ý nghĩa. Nhưng trên tất cả, có lẽ món quà ông bà yêu thích nhất là tình yêu và sự biết ơn của con cháu đối với chính mình. Ngoài ra, một số hoạt động vui chơi cũng được tổ chức để phục vụ nhu cầu giải trí của người già.

4. Lịch nghỉ ngày lễ Kính lão năm 2021

Ngày Kính lão năm 2021 rơi vào Thứ hai ngày 20/9 (tức là ngày hôm nay đấy). Theo quy tắc thì người Nhật sẽ được nghỉ vào ngày 18, ngày 19 và ngày 20 tháng 9 năm 2021.

Đối với những ai đang sinh sống, học tập và làm việc ở Nhật Bản, hãy dành ra một chút thời gian để hỏi thăm và gửi những lời yêu thương đối với cha mẹ, ông bà của mình nhé. Chúc các bạn có một kỳ nghỉ ý nghĩa!

Nguồn: OHAYO tổng hợp

________________________

Theo dõi OHAYO để cập nhật những tin tức thú vị nhất từ nước Nhật!

OHAYO hiện đã có mặt trên 4 nền tảng:

👉 Website: https://ohayo.blog/
👉 Youtube: https://www.youtube.com/channel/UC1dmVQHWwXGLjldhX70ZKCQ
👉 Tiktok: https://vt.tiktok.com/ZSJWDCryj/
👉 Facebook: https://www.facebook.com/ohayo.blog

 

Tags: các ngày lễ ở nhậtlịch nghỉ 2021 nhật bảnngày lễ Kính lãongày nghỉngày nghỉ ở nhật bảnngười giànguồn gốc ngày lễ Kính lãothác Youroutri ântruyền thuyết

Related Posts

Setsubun: Ngày lễ ném đậu nành xua đuổi ma quỷ
Kỹ năng & Đời sống Nhật Bản

Lịch đỏ Nhật Bản 2023 (令和5年)

by Minh Dang
2022-06-19
Nhật Bản: Đề xuất bỏ luật cấm tái hôn trong vòng 100 sau khi li dị đối với phụ nữ
Tin tức

Nhật Bản: Đề xuất bỏ luật cấm tái hôn trong vòng 100 sau khi li dị đối với phụ nữ

by Lê Hoài Thanh
2022-02-15
Vì sao giới trẻ Nhật Bản ngại sinh con
Kỹ năng & Đời sống Nhật Bản

Vì sao giới trẻ Nhật Bản ngại sinh con

by Lê Hoài Thanh
2022-02-13
Nhật Bản kỷ niệm ngày Valentine trắng như thế nào?
Kỹ năng & Đời sống Nhật Bản

Nhật Bản kỷ niệm ngày Valentine trắng như thế nào?

by Lê Hoài Thanh
2022-01-30
Thẻ IC là gì và cách sử dụng chúng?
Kỹ năng & Đời sống Nhật Bản

Thẻ IC là gì và cách sử dụng chúng?

by Lê Hoài Thanh
2022-01-30
Tìm hiểu về dao ở Nhật Bản, vì sao chúng lại tốt như vậy?
Ẩm thực Nhật Bản

Tìm hiểu về dao ở Nhật Bản, vì sao chúng lại tốt như vậy?

by Lê Hoài Thanh
2022-01-30
Sự khác biệt giữa Geisha, Maiko và Geiko là gì?
Kỹ năng & Đời sống Nhật Bản

Sự khác biệt giữa Geisha, Maiko và Geiko là gì?

by Lê Hoài Thanh
2022-01-29
5 từ tiếng Anh thú vị có nguồn gốc từ tiếng Nhật
Kỹ năng & Đời sống Nhật Bản

5 từ tiếng Anh thú vị có nguồn gốc từ tiếng Nhật

by Lê Hoài Thanh
2022-01-27
4 thói quen dùng điện thoại đáng ngạc nhiên của người Nhật
Kỹ năng & Đời sống Nhật Bản

4 thói quen dùng điện thoại đáng ngạc nhiên của người Nhật

by Lê Hoài Thanh
2022-01-27
  • Lịch đỏ Nhật Bản 2022

    Lịch đỏ Nhật Bản 2022

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Hướng dẫn gửi đồ qua Combini Nhật đơn giản và chi tiết nhất

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Tất tần tật về việc lấy bằng lái xe ở Nhật | Phần 1: Thủ tục đổi bằng, lấy bằng lái xe máy 50cc, 125cc

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Tất tần tật về việc mua sắm, đăng ký và sử dụng xe đạp ở Nhật Bản

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Tất tần tật về việc lấy bằng lái xe ở Nhật | Phần 2: Thủ tục đổi bằng, lấy bằng lái xe ô tô

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Học tập
  • Thủ tục
  • Kỹ năng & Đời sống Nhật Bản
  • Mẹ Việt ở Nhật
  • Cơ hội và việc làm
  • Du lịch Nhật Bản
  • Ẩm thực Nhật Bản
Liên hệ & hỗ trợ: [email protected]

© 2021 bản quyền thuộc về eNEC Inc.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Học tập
  • Thủ tục
  • Kỹ năng & Đời sống Nhật Bản
  • Mẹ Việt ở Nhật
  • Cơ hội và việc làm
  • Du lịch Nhật Bản
  • Ẩm thực Nhật Bản

© 2021 bản quyền thuộc về eNEC Inc.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In

Add New Playlist