No Result
View All Result
OHAYO! Trang thông tin điện tử phục vụ người Việt Nam tại Nhật Bản
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Học tập & Tuyển sinh
    • Kinh nghiệm học tập tại Nhật Bản
    • Thông tin tuyển sinh
    • Tra cứu trường học
  • Cơ hội & Việc làm
    • Kinh nghiệm làm việc tại Nhật Bản
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kỹ năng & Đời sống Nhật Bản
    • Kỹ năng sống tại Nhật Bản
    • Thủ tục
    • Mẹ Việt ở Nhật
    • Du lịch Nhật Bản
    • Ẩm thực Nhật Bản
OHAYO! Trang thông tin điện tử phục vụ người Việt Nam tại Nhật Bản
No Result
View All Result
Home Tin tức

Nhân ngày 6/8, nghe lại câu chuyện của Sadako Sasaki – biểu tượng của khát vọng hòa bình trên toàn thế giới

Sadako Sasaki được hai tuổi vào ngày 6 tháng 8 năm 1945 khi một quả bom nguyên tử -  một trong những quả bom mạnh nhất từng được tạo ra được thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản với dân số khoảng 350.000 người. Câu chuyện về Sadako Sasaki, một cô gái trẻ sống qua trận bom ở Hiroshima và cuối cùng chết vì bệnh bạch cầu, chỉ là một trong số rất nhiều câu chuyện ở Hiroshima vào ngày 6 tháng 8 năm 1945. Tuy nhiên, câu chuyện của Sadako vẫn gây được tiếng vang lớn cho đến ngày nay.

Phan Nguyen Anh by Phan Nguyen Anh
2021-08-08
0 0
A A
Nhân ngày 6/8, nghe lại câu chuyện của Sadako Sasaki – biểu tượng của khát vọng hòa bình trên toàn thế giới

Tượng đài Hòa bình cho trẻ em

0
SHARES
231
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

“Đây là lời kêu gọi của chúng tôi. Đây là ước nguyện của chúng tôi. Hòa bình trên toàn thế giới.”

Hôm nay là ngày kỷ niệm 76 năm ngày quả bom nguyên tử đầu tiên được thả xuống Hiroshima (6/8/1945 – 6/8/2021, gây ra sự phá hủy và chết chóc vô cùng thảm khốc. Đã có 140.000 người qua đời trong vụ nổ, để lại 45 năm sau đó, hàng năm lại có thêm hàng trăm người qua đời do ảnh hưởng của phóng xạ nguyên tử. Trong đó, có một nạn nhân mà câu chuyện của cô đã làm nhân loại trên toàn cầu phải rơi nước mắt, xúc động vì khát vọng sống, khát vọng hòa bình mãnh liệt. Đó chính là Sadako Sasaki cùng với câu chuyện Nghìn con hạc giấy.

Sadako ở trong bệnh viện

Câu chuyện của Sadako

Sadako và gia đình đang sống bình yên trong ngôi nhà nhỏ ấm cúng. Bỗng chợt có một luồng sáng trắng chói mắt lóe rực lên đi cùng với một tiếng nổ lớn vang lên khi quả bom Little Boy phát nổ cách đó vài dặm. Ngay lập tức, hỏa hoạn bùng phát khắp thành phố và cơn mưa phóng xạ bắt đầu trút xuống. Sadako, cùng mẹ và anh trai, đã thoát khỏi đám cháy. Bà của Sadako đang rời đi cùng cô và gia đình, chợt quay lại để lấy một số vật gia truyền quý giá và đã mất tích từ đó. Shigeo, cha của Sadako, đã không ở Hiroshima vào thời điểm xảy ra vụ việc. Ông đã đoàn tụ với gia đình sau vụ thả bom. Sau đó, cả gia đình Sadako trở về Hiroshima để xây dựng lại cuộc sống.

Giống như nhiều gia đình khác sống ở Hiroshima sau Thế chiến thứ hai, gia đình Sasaki phải vật lộn với bệnh tật, khó khăn tài chính, khan hiếm thực phẩm và tương lai vô định cùng với lòng thương tiếc vô bờ cho sự ra đi của bà nội, hàng xóm và ngôi nhà chung. Nỗi đau càng thêm chồng chất khi sau này, Sadako được phát hiện đã mắc bệnh bạch cầu – căn bệnh được đặt tên là bệnh bom nguyên tử bởi đó là hậu quả của trận mưa phóng xạ vào ngày Hirosima bị đánh bom.

Nhìn bề ngoài, Sadako là một đứa trẻ đáng yêu, hoạt bát, khỏe mạnh. Cô được biết đến là một người chạy nhanh và nổi tiếng với các bạn cùng lớp. Chính điều này đã khiến mọi người xung quanh vô cùng bất ngờ khi phát hiện ở tuổi 12, Sadako bắt đầu có các triệu chứng của bệnh bạch cầu và phải nhập viện. Nằm trong bệnh viện, Sadako vẫn lạc quan và kiên cường. Dù mắc bệnh nặng, cô vẫn tiếp tục lan toả niềm hạnh phúc cùng với sự động viên cho gia đình và bạn bè.

Sadako thấy rất vui khi Câu lạc bộ Thanh niên Chữ thập đỏ tặng cô và những đứa trẻ khác đang ở trong bệnh viện những con hạc giấy origami. Những con hạc giấy được cho là có thể giúp những người bị bệnh khỏe mạnh trở lại. Khi cha của Sadako, ông Shigeo đến thăm cô ở bệnh viện, cô gái nhỏ đã hỏi: “Tại sao họ gửi cho chúng con những con hạc origami, thưa cha?”

Người cha Shigeo đã kể cho con gái nghe truyền thuyết về những con sếu của Nhật Bản. Văn hóa dân gian tương truyền rằng một con hạc có tuổi thọ khoảng một nghìn năm; khi con người gấp một con hạc giấy origami cho mỗi năm tuổi thọ của chúng thì sẽ đạt được mơ ước. Câu chuyện đó đã truyền cảm hứng cho cô. Cô bắt đầu một niềm đam mê mới với mục đích mới, mong ước được khỏe mạnh trở lại bằng cách gấp một nghìn con hạc origami. Sadako bắt đầu thu thập hàng trăm mảnh giấy cho những con hạc của mình.

Ảnh hạc giấy đen và trắng

Căn phòng của cô chẳng mấy chốc được lấp đầy với hàng trăm con hạc giấy đầy màu sắc với đủ kích cỡ khác nhau. Sau khi gấp con hạc thứ một nghìn của mình, Sadako đã ước rằng mình sẽ khỏe lại. Đáng buồn thay, điều ước của Sadako đã không thành hiện thực. Cô bé tiều tuỵ dần đi nhưng niềm tin vào những con hạc origami vẫn mãi vững chắc. Sadako bắt đầu gấp nhiều hạc hơn cho một điều ước khác: giúp cha cô xóa nợ. Cô gái nhỏ đã liên tục gấp những con hạc giấy, có những chú hạc chỉ nhỏ bằng hạt gạo, cho đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời…

Trong vòng tay của gia đình, với 1.300 con hạc giấy trong phòng, treo lơ lửng trên đầu, Sadako đã qua đời năm 12 tuổi.

… và khát vọng hoà bình mãnh liệt

Khi Sadako lần đầu tiên nhận ra bản thân đang mắc bệnh, cô ấy đã có rất nhiều suy nghĩ và thắc mắc. Cô bé lo lắng cho gia đình của mình, và thắc mắc liệu sau này liệu có ai còn nhớ đến cô không. Sadako luôn thường trực câu hỏi:

“Làm thế nào tôi có thể biến thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn khi còn sống?”

Cô gái nhỏ bé ấy muốn luôn sục sôi khát vọng to lớn: khát vọng hoà bình trên toàn cầu. Sadako ngay lập tức đã chia sẻ niềm mong ước ấy với những người xung quanh, bạn bè, gia đình. Mặc dù Sadako không chắc rằng sau khi biến mất khỏi thế giới này, ảnh hưởng tích cực ấy có tồn tại được không, nhưng cô vẫn vững tin, hàng ngày hàng giờ cố gắng biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn.

Tinh thần kiên cường của Sadako và những con hạc giấy của cô ấy đã truyền cảm hứng cho những người bạn xung quanh. Những đứa trẻ ấy đã cùng nhau quyên góp sức lực, tiền bạc để xây dựng một tượng đài dành riêng Sadako và em nhỏ đã qua đời do hậu quả của các vụ đánh bom nguyên tử.

Kể từ năm 1958 đến nay, đã có hàng ngàn người đến thăm tượng đài Sadako trong Công viên Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima. Nơi ấy lưu giữ hình ảnh của Sadako đang nâng một con hạc giấy lớn trên đầu cùng với tấm bia khắc sâu khát vọng hoà bình của Sadako và những người bạn của mình:

“Đây là lời kêu gọi của chúng tôi. Đây là lời cầu nguyện của chúng tôi. Hòa bình trên toàn thế giới!”

Tượng đài Hòa bình cho trẻ em

Nguồn: Tổng hợp

_____________________

 Các bạn hãy tiếp tục theo dõi Ohayo Blog để có thêm thông tin về đất nước Nhật Bản thú vị nhé.

Tags: bom nguyên tửhiroshimahòa bìnhlịch sửngàn con hạc giấynhật bản

Related Posts

Thượng tướng Nguyễn Chí Vinh nhận Huân chương Mặt trời mọc của Nhật Bản
Tin tức

Thượng tướng Nguyễn Chí Vinh nhận Huân chương Mặt trời mọc của Nhật Bản

by Minh Dang
2023-05-12
AI CŨNG CÓ THỂ MUA “XE BAY” VỚI GI.Á 200 TRIỆU YÊN (KHOẢNG 35 TỶ VND)
Tin tức

AI CŨNG CÓ THỂ MUA “XE BAY” VỚI GI.Á 200 TRIỆU YÊN (KHOẢNG 35 TỶ VND)

by Tien Truong
2023-04-18
Nóng : Nhật Bản quyết định chi 1 nghìn tỷ yên mở sòng ở Osaka
Tin tức

Nóng : Nhật Bản quyết định chi 1 nghìn tỷ yên mở sòng ở Osaka

by Tien Truong
2023-04-18
5 người bị thương trong trận động đất tại tỉnh Ishikawa ngày 19/6
Tin tức

5 người bị thương trong trận động đất tại tỉnh Ishikawa ngày 19/6

by Minh Dang
2022-06-19
Những điều cần biết về các hạn chế biên giới được nới lỏng sắp tới của Nhật Bản
Tin tức

Những điều cần biết về các hạn chế biên giới được nới lỏng sắp tới của Nhật Bản

by Lê Hoài Thanh
2022-02-23
Du học sinh Việt ‘mòn mỏi’ chờ đến Nhật sau 2 năm hạn chế nhập cảnh
Tin tức

Du học sinh Việt ‘mòn mỏi’ chờ đến Nhật sau 2 năm hạn chế nhập cảnh

by Lê Hoài Thanh
2022-02-20
Nhật Bản chính thức nới lỏng các hạn chế nhập cảnh cho người nước ngoài từ đầu tháng Ba
Tin tức

Nhật Bản chính thức nới lỏng các hạn chế nhập cảnh cho người nước ngoài từ đầu tháng Ba

by Lê Hoài Thanh
2022-02-17
Nhật Bản: Đề xuất bỏ luật cấm tái hôn trong vòng 100 sau khi li dị đối với phụ nữ
Tin tức

Nhật Bản: Đề xuất bỏ luật cấm tái hôn trong vòng 100 sau khi li dị đối với phụ nữ

by Lê Hoài Thanh
2022-02-15
Vì sao giới trẻ Nhật Bản ngại sinh con
Kỹ năng & Đời sống Nhật Bản

Vì sao giới trẻ Nhật Bản ngại sinh con

by Lê Hoài Thanh
2022-02-13

Thông tin tuyển dụng

  • Thông tin tuyển dụng
“Urushi”: Nghệ thuật sơn mài tuyệt đẹp của Nhật Bản

[Mã MX 1472 – 15/3/2023] TOKUTEIGINO – NHÀ HÀNG CHIBA 外食

2023-04-18
Thế giới học được gì từ Nhật Bản qua chuyện già hóa dân số

[Mã MX1473 – 17/03/2023] TOKUTEI GINO – Vệ sinh tòa nhà

2023-03-27

Thông tin tuyển sinh

  • Thông tin tuyển sinh
Học viện Nhật ngữ ACTIVE
Thông tin tuyển sinh

Học viện Nhật ngữ ACTIVE

by Tien Truong
2023-04-18
0

Chúng tôi muốn gửi lời hỗ trợ chân thành đến tất cả các bạn đã chọn du học Nhật Bản...

Read more
Học viện giao lưu quốc tế TOKYO
Thông tin tuyển sinh

Học viện giao lưu quốc tế TOKYO

by Tien Truong
2023-04-18
0

Triết lý và phương châm giáo dục của Học Viện Giao Lưu Quốc Tế Tokyo Triết lý Lấy công bằng,...

Read more
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Học tập & Tuyển sinh
  • Cơ hội & Việc làm
  • Kỹ năng & Đời sống Nhật Bản
Liên hệ & hỗ trợ: [email protected]

© 2021 bản quyền thuộc về eNEC Inc.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Học tập & Tuyển sinh
    • Kinh nghiệm học tập tại Nhật Bản
    • Thông tin tuyển sinh
    • Tra cứu trường học
  • Cơ hội & Việc làm
    • Kinh nghiệm làm việc tại Nhật Bản
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kỹ năng & Đời sống Nhật Bản
    • Kỹ năng sống tại Nhật Bản
    • Thủ tục
    • Mẹ Việt ở Nhật
    • Du lịch Nhật Bản
    • Ẩm thực Nhật Bản

© 2021 bản quyền thuộc về eNEC Inc.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In