No Result
View All Result
OHAYO! Trang thông tin điện tử phục vụ người Việt Nam tại Nhật Bản
Trung tâm sự kiện số 1 Chiba
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Học tập & Tuyển sinh
    • Kinh nghiệm học tập tại Nhật Bản
    • Thông tin tuyển sinh
    • Tra cứu trường học
  • Cơ hội & Việc làm
    • Kinh nghiệm làm việc tại Nhật Bản
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kỹ năng & Đời sống Nhật Bản
    • Kỹ năng sống tại Nhật Bản
    • Thủ tục
    • Mẹ Việt ở Nhật
    • Du lịch Nhật Bản
    • Ẩm thực Nhật Bản
OHAYO! Trang thông tin điện tử phục vụ người Việt Nam tại Nhật Bản
No Result
View All Result
Home Du lịch Nhật Bản

Đôi nét về Sumo – môn đấu vật truyền thống của Nhật Bản

Lê Hoài Thanh by Lê Hoài Thanh
2021-11-03
0 0
A A
Những sự thật thú vị về Sumo – môn đấu vật truyền thống Nhật bản
0
SHARES
50
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Sumo (相撲 sumō, nghĩa đen “đánh nhau”) là một hình thức đấu vật tiếp xúc lẫn nhau mang tính cạnh tranh trong đó một rikishi (đô vật) cố gắng đẩy đối thủ của mình ra khỏi vòng tròn thi đấu (dohyō) hoặc ép đối thủ chạm mặt đất bằng bất kỳ bộ phận cơ thể nào ngoài lòng bàn chân (thường bằng cách ném, đẩy hoặc ép đối thủ xuống đất).

Sumo Nhật Bản là môn võ cổ truyền thể hiện tinh thần của Thần Đạo (Shinto) – nền văn hóa tín ngưỡng bậc nhất của người dân Nhật. Trước mỗi trận đấu, các Sumo sẽ thể hiện những điệu múa cổ truyền và một vài nghi lễ chính. Những điệu múa này là dịp để Sumo thay mặt người dân cảm tạ trời đất và cầu cho một vụ mùa bội thu. Vì vậy, môn võ Sumo được xem là niềm tự hào của văn hóa con người Nhật Bản.

Các võ sĩ sumo có thân hình to lớn vượt trội, có kích cỡ gấp 2-3 lần người bình thường. Họ là một trong những hình tượng nổi tiếng khắp thế giới.

Nguồn gốc của môn đấu vật sumo

Sumo xuất hiện từ 2000 năm trước tại các đền chùa với nhiều nghi thức thể hiện văn hóa Nhật. Sumo xuất hiện trong thần thoại Nhật Bản từng là nghi lễ xem bói mùa vụ trong năm có được bội thu hay không.

Thời kỳ Nara được xem là giai đoạn hoàng kim và có bước chuyển mình đáng ngạc nhiên của Sumo Nhật Bản. Thời này, người ta đưa môn võ này để trình diễn trong triều đình. Các luật lệ bắt đầu được thiết lập và áp dụng mãi cho đến ngày nay.

Từ khoảng thế kỷ 12 đến cuối thế kỷ 16, môn võ được áp dụng để các võ sĩ rèn luyện, đến sang thời đại Edo thì được người dân ưa chuộng như một thú vui giải trí. Sự biến đổi này đến từ sự kiện Kanjin Sumo (勧進相撲), được tổ chức nhằm tăng chi phí cần thiết cho việc xây dựng và trùng tu chùa đền. Và sự kiện Kanjin Sumo này cũng là điểm bắt nguồn cho việc thú vui giải trí Sumo trở thành giải đấu như ngày nay.

Có thể nói Sumo không chỉ đơn thuần là một môn thể thao truyền thống mà còn là sự tự hào của văn hóa con người Nhật Bản.

Oozumo là gì?

Sumo là một bộ môn võ thuật, và cũng là nghi lễ tế thần truyền thống của Nhật Bản. Các võ sĩ đóng khố được chia thành cặp và thi đấu trên nền sân đất hình tròn với đường kính 4,55 mét.

6 giải đấu Grand Sumo (hay còn gọi là Oozumo) được tổ chức 6 lần hàng năm, mỗi giải kéo dài 15 ngày liền. Các giải đấu được gọi tên là “Basho (場所)”, lần lượt được tổ chức tại Tokyo 3 lần và 1 lần tại Osaka, Nagoya, Fukuoka. Võ sĩ giành nhiều lượt thắng nhất trong 1 giải đấu (Basho) sẽ là nhà vô địch, và kết quả này cũng được phản ánh trong thứ hạng, cấp bậc.

Bên cạnh đó, “Sumo” là tên gọi của bộ môn thể thao, và “Oozumo (Grand Sumo)” là tên gọi giải đấu dành cho các đô vật chuyên nghiệp, do Hiệp hội Sumo Nhật Bản tổ chức.

Điểm hấp dẫn của các giải đấu sumo

Trong một số môn thể thao đối kháng, đặc biệt là đấu vật, các vận động viên hoặc võ sĩ sẽ được thi đấu theo hạng cân.Tuy nhiên, các trận đấu Sumo không phân biệt chiều cao hay cân nặng của các võ sĩ. Những trận đấu có sự chênh lệch về ngoại hình của các võ sĩ càng thu hút được nhiều sự chú ý, đặc biệt là các trận đấu mà các võ sĩ nhỏ con hơn lại giành chiến thắng. Kết quả của các trận đấu chính là căn cứ để phân chia cấp bậc cho các võ sĩ.

Cấp bậc của sumo được liệt kê theo bảng xếp hạng. Bảng xếp hạng sẽ phản ánh thành quả tại mỗi giải đấu Basho. Cấp bậc cao nhất là Yokozuna (横綱), tiếp đó là Ozeki (大関), Sekiwake (関脇), Komusubi (小結), rồi đến Maegashira (前頭)…

Các cấp bậc từ Maegashira (前頭) trở lên được gọi là Makuuchi (幕内). Thấp hơn đó là Juryo (十両), Makushita (幕下), Sandanme (三段目), Jonidan (序二段), rồi đến Jonokuchi (序ノ口). Các cấp bậc từ Juryo (十両) trở lên được xem là võ sĩ chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, các cấp bậc được chia thành đông và tây, trong cùng một cấp bậc thì đông sẽ nhỉnh hơn một chút.

OHAYO tổng hợp

Tags: nguồn gốc sumosumosumo Nhật BảnVõ sĩ sumo

Related Posts

Geisha vẻ đẹp vượt thời gian
Du lịch Nhật Bản

Geisha vẻ đẹp vượt thời gian

by Lê Hoài Thanh
2022-01-29
Sự khác biệt giữa Geisha, Maiko và Geiko là gì?
Kỹ năng & Đời sống Nhật Bản

Sự khác biệt giữa Geisha, Maiko và Geiko là gì?

by Lê Hoài Thanh
2022-01-29
Tìm hiểu về Tanabata, Lễ hội Lãng mạn Mùa hè Nổi tiếng của Nhật Bản!
Du lịch Nhật Bản

Tìm hiểu về Tanabata, Lễ hội Lãng mạn Mùa hè Nổi tiếng của Nhật Bản!

by Lê Hoài Thanh
2022-01-24
Setsubun: Ngày lễ ném đậu nành xua đuổi ma quỷ
Du lịch Nhật Bản

Setsubun: Ngày lễ ném đậu nành xua đuổi ma quỷ

by Lê Hoài Thanh
2022-01-24
“Urushi”: Nghệ thuật sơn mài tuyệt đẹp của Nhật Bản
Du lịch Nhật Bản

“Urushi”: Nghệ thuật sơn mài tuyệt đẹp của Nhật Bản

by Lê Hoài Thanh
2022-01-23
Phân biệt hoa mận, hoa đào và hoa anh đào ở Nhật Bản
Du lịch Nhật Bản

Tìm hiểu về văn hoá ngắm hoa của Nhật Bản

by Lê Hoài Thanh
2022-01-22
Cùng tìm hiểu về Kyudo – Tinh hoa võ thuật Nhật Bản
Du lịch Nhật Bản

Cùng tìm hiểu về Kyudo – Tinh hoa võ thuật Nhật Bản

by Lê Hoài Thanh
2022-01-17
3 khu vườn truyền thống đẹp nhất ở Nhật Bản
Du lịch Nhật Bản

3 khu vườn truyền thống đẹp nhất ở Nhật Bản

by Lê Hoài Thanh
2022-01-17
Mùa hoa anh đào Nhật Bản 2022 sẽ nở sớm
Du lịch Nhật Bản

Mùa hoa anh đào Nhật Bản 2022 sẽ nở sớm

by Lê Hoài Thanh
2022-01-16
  • Lịch đỏ Nhật Bản 2022

    Lịch đỏ Nhật Bản 2022

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Hướng dẫn gửi đồ qua Combini Nhật đơn giản và chi tiết nhất

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Tất tần tật về việc lấy bằng lái xe ở Nhật | Phần 1: Thủ tục đổi bằng, lấy bằng lái xe máy 50cc, 125cc

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Lịch đỏ Nhật Bản 2023 (令和5年)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Tất tần tật về việc mua sắm, đăng ký và sử dụng xe đạp ở Nhật Bản

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Học tập & Tuyển sinh
  • Cơ hội & Việc làm
  • Kỹ năng & Đời sống Nhật Bản
Liên hệ & hỗ trợ: [email protected]

© 2021 bản quyền thuộc về eNEC Inc.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Học tập & Tuyển sinh
    • Kinh nghiệm học tập tại Nhật Bản
    • Thông tin tuyển sinh
    • Tra cứu trường học
  • Cơ hội & Việc làm
    • Kinh nghiệm làm việc tại Nhật Bản
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kỹ năng & Đời sống Nhật Bản
    • Kỹ năng sống tại Nhật Bản
    • Thủ tục
    • Mẹ Việt ở Nhật
    • Du lịch Nhật Bản
    • Ẩm thực Nhật Bản

© 2021 bản quyền thuộc về eNEC Inc.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In